Thuật ngữ CPC, CPM là gì? CPA, CPS, CPI, CPL, CPO là gì?
Nếu các hình thức kiếm tiền online phổ biến như: Google Adsense, kiếm tiền Youtube, Affiliate Marketing,…đã trở nên quen thuộc, thì những thuật ngữ gắn liền với chúng như: CPC, CPO, CPA, CPS, CPM, CPL, CPI…lại khiến khá nhiều bạn mới tham gia trở nên lúng túng. Các CPx này là các khái niệm rất phổ biến trong lĩnh vực Internet Marketing/ Digital Marketing & kiếm tiền online.
Bài hơi dài nên anh chị đọc mà có việc thì lưu lại rồi đọc tiếp nhé
CPC là gì? CPM là gì? CPO là gì? CPA, CPL, CPI, CPS…là gì?
Cơ bản có 2 loại:
CPx gắn với quảng cáo trực tuyến,
tập trung vào traffic: CPC, CPM. CPx gắn với tiếp thị liên kết,
tập trung vào sale/ lead: CPA, CPS, CPO, CPI, CPL.
Dựa vào đó, trong MMO cũng chia làm 2 mảng kiếm tiền online chính: Kiếm tiền từ quảng cáo CPC, CPM… Kiếm tiền từ tiếp thị liên kết CPA, CPS, CPO, CPL…
Bài viết này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ các thuật ngữ kiếm tiền online này, từ đó nắm được vai trò quan trọng, phân biệt từng thuật ngữ để vận dụng hiệu quả vào MMO.
Lưu ý: Các khái niệm trong từng lĩnh vực cụ thể có thể có nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, mình chỉ đưa khái niệm trong Internet Marketing/ MMO. Bài viết sẽ không đi chi tiết về quảng cáo marketing mà tập trung vào hình thức kiếm tiền online.
A. Digital Marketing là gì? Digital Marketing – tiếp thị kỹ thuật số, là một khái niệm rất quan trọng trong ngành marketing. Xin trích dẫn định nghĩa từ Wikipedia: “Digital marketing is the marketing of products or services using digital technologies, mainly on the Internet, but also including mobile phones, display advertising, and any other digital medium.”
Tạm dịch: “Tiếp thị kỹ thuật số là tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên Internet, nhưng cũng bao gồm điện thoại di động, quảng cáo hiển thị và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào khác.”
Có thể hiểu đơn giản, Digital Marketing là hoạt động quảng bá marketing sản phẩm/ dịch vụ sử dụng công nghệ số hoặc các nền tảng Internet để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nguồn ảnh: reliablesoft.net Digital Marketing bao gồm 2 hướng: Online Marketing/ Internet Marketing: các kênh quảng cáo qua mạng Internet như: Social Marketing, SEM Search Engine Marketing, Email Marketing qua blog/website, email, app, mạng xã hội, video, công cụ tìm kiếm Google, Zalo, Facebook, điện thoại di động,…
Offline Marketing/ Digital Advertising: các kênh quảng cáo không cần mạng Internet như: Radio, TV, SMS, panel quảng cáo, banner… Về cơ bản là thế, mình sẽ không đi quá chi tiết về Digital Marketing mà sẽ hẹn bạn vào 1 bài viết khác. Đối với 1 chiến dịch quảng cáo trực tuyến cơ bản gồm 3 bên:
Advertiser: Người mua quảng cáo, nhà đầu tư quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Advertising network, Ad Network: Mạng quảng cáo trực tuyến.
Publisher: Nhà xuất bản nội dung, người bán quảng cáo. Có thể giải thích mối quan hệ ở đây sẽ là: “Ad Netowrk đóng vai trò trung gian phân phối quảng cáo, kết nối giữa Advertiser với khách hàng mục tiêu thông qua các Publisher.”
Ví dụ: Google là Ad Network lớn nhất thế giới. Với Google Adsense chẳng hạn, Google sẽ thu tiền từ Advertiser và chi trả 1 phần cho các Publisher (Blogger, Webmaster, Youtuber) để quảng cáo hiển thị trên blog, website, video. Thừa bao nhiêu thì Google hưởng hết. Công việc của nhà đầu tư quảng cáo là sẽ phải bỏ chi phí (Cost) để tiếp cận (Reach) tới khách hàng mục tiêu. Để dễ hình dung, bạn hãy xem ảnh dưới: Nguồn ảnh: push.vn Trong quảng cáo trực tuyến, có 04 chỉ số quan trọng bạn cần biết: Impression: Số lần từ khóa, quảng cáo, nội dung được hiển thị đến khách hàng. Click: Số lần nhấp chuột của khách hàng vào từ khóa, mẫu quảng cáo, nội dung để tạo ra các chuyển đổi Conversion của chiến dịch.
Action: Hành động của khách hàng, người dùng thực hiện đối với sản phẩm, dịch vụ. Qua đó, nhà đầu tư sẽ thu được thông tin, đăng ký, lượt mua hàng của khách hàng.
Cost: Tổng số tiền bạn cần trả khi triển khai chiến dịch quảng cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định. Ứng với Cost và mục tiêu cụ thể mà lại phân loại ra các chỉ số đo lường tính hiệu quả & giá cả của chiến dịch tiếp thị là CPx gồm: CPM, CPC và CPA. Đến đây thì bạn cũng gần hiểu hết các khái niệm rồi đúng không?
B. Các thuật ngữ CPx trong quảng cáo trực tuyến 1. CPM là gì? CPM (Cost Per Mille Impressions) hay CPT (Cost Per Thousand Impressions): Chi phí mỗi nghìn, là phương thức quảng cáo tính chi phí dựa trên 1.000 lần hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: Bạn thuê bên A chạy quảng cáo giúp bạn, họ đem mẫu quảng cáo tiếp cận được 1.000 người xem – 1.000 lượt hiển thị. Bạn sẽ phải trả chi phí cho bên A là CPM. Hoặc: Tổng số lượt xem quảng cáo là 500.000 và bạn trả chi phí quảng cáo là $100, chỉ số CPM = $100/(500.000/1.000)= $0,2.
Ví dụ khác: Bạn chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo hiển thị 10.000 lần, và tài khoản bị trừ số tiền là 500.000 VND => CPM là 50.000 VND(cho một 1000 lượt hiển thị). *Tiếng Latinh: Mille nghĩa là nghìn.
2. CPC là gì? CPC (viết tắt của Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click): Chi phí một nhấp chuột, là phương thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Bạn sẽ không phải trả tiền nếu người dùng chỉ xem mà không click vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến & tối ưu nhất trong quảng cáo trực tuyến, nổi tiếng nhất là Google Adwords và Facebook Ads. Ví dụ: Bạn chạy quảng cáo CPC Google Ads, bạn sẽ mất 1 khoản tiền CPC là $0.5 chẳng hạn, nếu người dùng click vào mẫu quảng cáo của bạn. Như vậy, nếu có 100 lượt click thì bạn phải trả $50 cho chiến dịch đó. Thống kê chi phí trung bình CPC, CPM của Facebook Ads theo lĩnh vực.
3. CPA là gì? CPA (viết tắt của Cost Per Action) hay PPA (Pay Per Action): Chi phí mỗi lượt hành động, là phương thức quảng cáo tính chi phí dựa trên mỗi hành động hoặc chuyển đổi đủ điều kiện của khách hàng. Tùy vào mục tiêu của chiến dịch mà nhà đầu tư quảng cáo trả tiền cho: Thanh toán mua hàng, điền form, đăng ký tham gia, đặt hàng, gọi điện, cài đặt ứng dụng, đăng ký nhận email, trả lời khảo sát… CPA đòi hỏi điều kiện cao hơn nhiều so với CPM & CPC do đảm bảo được hiệu suất quảng cáo cao nhất. Số tiền mà nhà đầu tư quảng cáo chi trả cho CPA sẽ là cao nhất, họ chỉ trả tiền khi và chỉ khi action đạt được.
CPA chia thành các hình thức tính phí quảng cáo cụ thể gồm: CPS (Cost Per Sale): Chi phí dựa trên mỗi đơn hàng thành công. CPL (Cost Per Lead): Chi phí dựa trên mỗi thông tin của khách hàng có được. CPI (Cost Per Install): Chi phí dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng thành công. CPO (Cost Per Order): Chi phí dựa trên mỗi lượt đặt mua hàng thành công, gần tương tự như CPS. *Trong nhiều trường hợp, CPA cũng được hiểu là Cost Per Acquisition: Chi phí cho mỗi lượt mua hàng. Cost Per Acquisition có thể là Cost Per Action nhưng không phải tất cả Cost Per Action có thể được coi như Cost Per Acquisition.
4. CPD là gì? CPD (Cost Per Duration): Chi phí dựa trên thời gian hiển thị quảng cáo (ngày, tuần, tháng…). Đây là cách quảng cáo cực kỳ tốn kém chi phí do hiệu quả quảng cáo của nó rất lớn, thường áp dụng cho quảng cáo thương hiệu lớn, giới thiệu sự kiện, công bố sản phẩm mới. Vị trí của quảng cáo thường trên website có traffic cực kỳ lớn và ở vị trí to đẹp nhất trang chủ. Tổng kết lại: Cơ bản có 3 mô hình tính chi phí quảng cáo chính trong Marketing là: CPM, CPC và CPA. Dựa trên các mô hình tính phí quảng cáo này, chúng ta sẽ đi lần lượt các hình thức kiếm tiền online được tạo ra từ chúng đang phổ biến hiện nay.
C. Các hình thức kiếm tiền online dựa trên CPx Lúc này, chúng ta sẽ đóng vai trò là các Publisher và sử dụng các công cụ marketing như blog, website, ứng dụng, video hay ads để kiếm tiền online. Số tiền kiếm được sẽ do các Ad Network chi trả cho chúng ta. 1. Kiếm tiền CPC, kiếm tiền CPM là gì? Bạn có thể search trên Google có rất nhiều Ad Networks uy tín mà chúng ta có thể kiếm tiền từ hình thức CPC, CPM. Đây là cách kiếm tiền online phổ biến nhất hiện nay, không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu từ khách hàng.
Cụ thể: Kiếm tiền CPM: Số tiền bạn kiếm được cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo trên blog, website, video, app của bạn.
Kiếm tiền CPC: Số tiền bạn kiếm được cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo được hiển thị trên blog, website, video, app của bạn. Ví dụ: Nếu bạn kiếm tiền với Google Adsense, bạn đặt mã quảng cáo của GA trên blog, website của bạn thì website càng nhiều lượt xem (CPM), lượt click quảng cáo (CPC), bạn càng kiếm được nhiều tiền từ Google. Nếu kiếm tiền Youtube thì video càng nhiều lượt xem, nhiều lượt click quảng cáo, bạn cũng kiếm được nhiều tiền. Ngoài ra, tùy vào rate CPC, CPM mà Ad Network chi trả (thực ra là do nhà đầu tư quảng cáo xác định), số tiền bạn kiếm được có cao hay không. Hiện nay, Google chính là mạng quảng cáo CPC & CPM lớn nhất thế giới, ngoài ra bạn có thể tham gia các mạng quảng cáo ngoài Google Adsense uy tín tại đây.
=> Để kiếm tiền CPC, CPM hiệu quả nhất, cách tốt nhất là bạn nên có 1 blog, website..
2. Kiếm tiền CPA là gì? CPA hay PPA (Pay Per Action) được vận hành rất đa dạng trong kiếm tiền online, 1 trong số đó là kiếm tiền Affiliate Marketing. //CPA bao hàm Affiliate Marketing nhưng nó cũng cụ thể hơn, 2 khái niệm này không đồng nhất hoàn toàn, nên mục này mình sẽ phân tích tổng quát nhất về CPA. Kiếm tiền CPA hay CPA Marketing là gì? CPA Marketing là mô hình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bạn nhận được hoa hồng khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể như: mua hàng, điền form, đăng ký dùng thử, cài đặt ứng dụng,… hoặc bất cứ hành động nào được yêu cầu bởi nhà cung cấp.
Kiếm tiền CPA vận hành như nào? Mô hình kiếm tiền CPA Marketing Mô hình của CPA là mối quan hệ của 4 bên: Customer, end-user: Khách hàng, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng. Advertiser, business: Nhà quảng cáo, người bán sản phẩm dịch vụ. Affiliate, publisher: Nhà xuất bản nội dung, người làm tiếp thị, cộng tác viên trực tiếp làm tiếp thị liên kết và nhận hoa hồng. CPA Network: Nền tảng trung gian với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ, kết nối Affiliate và Advertiser. Thay vì publisher tìm và làm việc trực tiếp với nhà quảng cáo, họ làm việc thông qua CPA Network. Bạn kiếm tiền online hoàn toàn bằng sản phẩm, dịch vụ của người khác thông qua các CPA Network.
Lúc này, bạn đóng vai trò là Affiliate tham gia vào mạng CPA để tiếp thị sản phẩm cho Advertiser tới Customer. Bạn sẽ nhận hoa hồng cho mỗi hành động thành công của Customer được quy định bởi Advertiser. Mỗi sản phẩm, dịch vụ trên CPA Networks được gọi là 1 offer với commission, conversion point (điểm chuyển đổi hành động), affiliate link, quốc gia hướng tới khác nhau. Các CPA network nổi tiếng thế giới với rất nhiều offer hấp dẫn mà bạn có thể tham gia như: Maxbounty CPALead AdCombo Clickbooth Peerfly Clickdealer VaultMedia Clinkad Tuy nhiên, yêu cầu xét duyệt của hầu hết các CPA Network khá cao, đòi hỏi bạn cần có blog, website chất lượng, có kinh nghiệm, phương pháp quảng bá rõ ràng. Nếu bạn có website chất lượng tốt, traffic cao thì mình tin việc đăng ký CPA Network sẽ dễ dàng. Kiếm tiền CPA chia thành các cách nhỏ hơn, phổ biến nhất dựa theo action Sale/ Order, Lead và Install:
CPS (Cost Per Sale) hay PPS (Pay Per Sale): Bạn nhận được hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận thành công bởi Advertiser. CPO (Cost Per Order): Bạn nhận được hoa hồng khi khách hàng xác nhận đặt hàng thành công trên website của Advertiser. CPL (Cost Per Lead) hay PPL (Pay Per Lead): Bạn nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký trên website của Advertiser. CPI (Cost Per Install): Bạn nhận được hoa hồng khi người dùng cài đặt ứng dụng của Advertiser. Kiếm tiền CPA có hoa hồng cao hơn rất nhiều so với CPM, CPC do đảm bảo hiệu quả quảng cáo cho nhà quảng cáo, yêu cầu chuyển đổi chặt chẽ hơn.
3. Kiếm tiền Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing, tiếp thị liên kết là mô hình kiếm tiền online marketing dựa trên mô hình CPA, bạn nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể (CPA) dù đó là CPS, CPL hay CPI. Cách kiếm tiền Affiliate vì thế cũng tương tự kiếm tiền CPA. Mô hình kiếm tiền tiếp thị liên kết cơ bản Kiếm tiền Affiliate Marketing là bạn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp tới khách hàng thông qua link tiếp thị sản phẩm (affiliate link) và nhận hoa hồng (commission) khi khách hàng mua thành công. Các publisher thường tạo blog, website hoặc kênh Youtube, fanpage giúp họ phân phối chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Để lấy affiliate link, chọn sản phẩm tiếp thị, nhận thanh toán, publisher cần tham gia vào mạng tiếp thị liên kết Affiliate Network/ Affiliate Program. Các mạng này giúp đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác nhất (sản phẩm, hoa hồng, báo cáo…), hỗ trợ publisher khi làm Affiliate. Một số net affiliate tại Việt Nam uy tín bạn nên tham gia: AccessTrade MasOffer Civi Ecomobi Adpia BizShare Unica, Kyna Leadbit
4. Kiếm tiền CPS là gì? Kiếm tiền CPS là hình thức kiếm tiền online phổ biến nhất trong Affiliate Marketing, là 1 nhánh của CPA. CPS là cách kiếm tiền mà bạn chỉ nhận được hoa hồng khi khách hàng phát sinh đơn hàng thành công gồm: mua hàng + thanh toán. Cụ thể: chỉ khi khách hàng mua hàng & thanh toán đơn hàng thành công => bạn mới có hoa hồng
=> Bạn càng kiếm được nhiều sale, bạn càng thu được nhiều hoa hồng từ nhà cung cấp. Vì hiệu quả như vậy nên đa số các Affiliate Network hiện nay đều triển khai CPS, với sản phẩm/ dịch vụ và mức hoa hồng trả thưởng rất đa dạng. Bạn có thể tham gia vào bất kỳ mạng tiếp thị nào của Việt Nam hoặc quốc tế đều bắt gặp CPS như: AccessTrade, MasOffer, Civi,…Amazon, Clickbank,… AccessTrade.vn có rất nhiều chiến dịch CPS chất lượng Tuy vậy, CPS cũng có điểm hạn chế nhất định sau. Nhiều khách hàng chọn thanh toán sau khi nhận hàng, vậy nên bạn phải mất khá lâu mới được tính hoa hồng. Vì vậy, việc duyệt đơn hàng thành công hay không cũng mất thời gian lâu hơn do nhà cung cấp cần duyệt cẩn thận. Hơn nữa, khách hàng có thể thay đổi ý định mua hàng nên bạn rất dễ gặp tình trạng “hủy đơn” => thế là mất toi hoa hồng. Thường điều kiện mà nhà cung cấp từ chối đơn hàng là khi khách hàng chưa hoàn thành thanh toán hoặc đặt hàng không thành công trong bao nhiêu ngày, đổi trả hàng,… Để khắc phục tình trạng này, CPO Marketing là hình thức kiếm tiền ưu việt hơn đã ra đời, được rất nhiều publisher tham gia hiện nay.
5. Kiếm tiền CPO là gì? CPO Affiliate là hình thức đã & đang tạo được sức hút cực lớn trong cộng đồng MMO Việt hiện nay. CPO là gì? Kiếm tiền CPO Marketing là cách kiếm tiền tiếp thị liên kết dựa trên đơn đặt hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng ngay khi đơn đặt hàng thành công – chỉ cần khách hàng xác nhận đã đặt hàng. Như vậy thì, thời gian & quá trình nhận hoa hồng nhanh chóng hơn CPS, kể cả khách đặt rồi mà sau này họ đổi trả thì bạn vẫn nhận được tiền commission. Quy trình hoạt động của CPO là gì? Khách hàng xem sản phẩm qua link giới thiệu của bạn => Hoàn thành đơn đặt hàng. => Nhà cung cấp sản phẩm sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng thành công. => Commission được tính ngay cho bạn. => Thanh toán nhanh chóng. Nhắc lại là: CPS thì khách hàng sẽ phải thanh toán và nhận hàng thành công, commission mới được tính cho bạn (khi chưa thành công thì hoa hồng được ghi nhận ở trạng thái Tạm duyệt), còn CPO thì không cần phải chờ đến bước nhận hàng. Vì thế CPO đang được rất đông publisher tham gia vì họ có thể kiểm soát được ngay hoa hồng, thời gian thanh toán nhanh hơn và mức commission của CPO cũng khá cao hơn CPS, thường 200 – 500k VNĐ/ offer. Publisher sẽ tận dụng lợi thế của quảng cáo Paid Traffic như quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads, Native Ads,… để chạy quảng cáo, đẩy số đem lại doanh thu CPO cao nhất. Ngoài ra, các CPO network cũng hỗ trợ hết mình cho publisher: cung cấp sẵn landing page, pre landing page của sản phẩm với content hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt…giúp tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) hơn. Điều này giúp bạn không cần quá mệt mỏi khi phải nghiên cứu thị trường ngách, build website, SEO website,… mà chỉ cần chú tâm vào chạy CPO. Đặc biệt nhất, họ luôn có đội ngũ Telesales (bán hàng qua điện thoại) túc trực tổng đài để chăm sóc, tư vấn cho khách hàng rất tận tình.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy tham gia ngay các mạng kiếm tiền CPO nổi tiếng nhất Việt Nam: CPO Adflex => nổi tiếng nhất VN với đông đảo publisher. CPO AccessTrade (D2C) => 1 nhánh của AccessTrade. Adcombo => rất nhiều offer dành cho mảng CPO tại thị trường VN. Đa số các offer chạy CPO tập trung mảng sản phẩm về sức khỏe, sinh lý, thực phẩm chức năng, chăm sóc làm đẹp. Adflex là mạng kiếm tiền CPO uy tín tại Việt Nam hiện nay.
6. Kiếm tiền CPL là gì? Kiếm tiền CPL (Cost Per Lead) là hình thức tiếp thị liên kết mà bạn nhận được hoa hồng cho mỗi lead được tạo ra. Lead hợp lệ ở đây là khách hàng cung cấp thông tin hợp lệ bằng cách điền vào biểu mẫu, form trên website hoặc trả lời khảo sát theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Vì sao lại có CPL? CPL thường áp dụng cho các ngành hàng: tài chính, giáo dục, bất động sản, y tế, làm đẹp, du lịch khách sạn…khi đơn hàng có giá trị lớn và khách hàng thường cần thời gian để đưa ra quyết định mua hàng hay không ? Khi họ điền thông tin vào form tức là họ có quan tâm tới sản phẩm dịch vụ, muốn mua sản phẩm, dịch vụ đó. Nhà cung cấp sẽ thu được thông tin liên lạc của khách hàng tiềm năng để phục vụ cho các chiến dịch của họ. Rõ ràng CPL đơn giản hơn CPS và tương tự CPO, không yêu cầu đơn hàng thành công, chỉ cần khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin hợp lệ vào mẫu là được. Tuy vậy, không phải cứ điền vào form là bạn sẽ có hoa hồng, mà các thông tin khách hàng điền vào form cần đạt yêu cầu của nhà cung cấp (Quality Lead). AccessTrade là nền tảng tiếp thị lớn tại Việt Nam với
3 mảng chính là:
CPS: Áp dụng cho các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…
CPL: Dịch vụ đặt phòng, tín dụng ngân hàng, đặt vé máy bay,…
CPO: Mảng D2C với offer thực phẩm chức năng, sức khỏe… Ví dụ: chiến dịch tài chính ngân hàng Citibank trên AccessTrade: Đây là chiến dịch CPL với mức hoa hồng khá cao 220.000 VND/ lead, tuy nhiên điều kiện chấp nhận lead không đơn giản. Ngoài ra, cũng có rất nhiều mạng tiếp thị liên kết khác triển khai cả CPS, CPL, CPO.
Ecomobi là mạng tiếp thị đang triển khai cả 3 hình thức CPS, CPL, CPO. Bạn cũng nên lưu ý điểm này để ưu tiên tham gia mạng nào, kế hoạch tối ưu quảng cáo chiến dịch hiệu quả nhất.
7. Kiếm tiền CPI là gì? Kiếm tiền CPI (Cost Per Install) là bạn nhận hoa hồng khi khách hàng tải, cài đặt, mở ứng dụng, phần mềm hoặc nội dung số khác từ nhà quảng cáo lên điện thoại, máy tính bảng, máy tính. CPI áp dụng cho phát hành app, game, phần mềm nên được rất nhiều publisher chọn để kiếm tiền.
Lời kết Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về các thuật ngữ được sử dụng nhiều trong kiếm tiền online, đặc biệt là Affiliate Marketing. Giờ thì bạn đã hiểu CPC, CPM, CPA, CPO, CPS hay CPL là gì rồi đúng không? Chắc chắn là khi mà hiểu rồi thì bạn sẽ rất dễ để lựa chọn được hình thức kiếm tiền phù hợp. Việc nên lựa chọn hình thức kiếm tiền nào tốt hơn? Nên chọn kiếm tiền CPO hay CPC? Điều này sẽ do chính bản thân bạn quyết định.
Với người mới, mình cũng thường khuyên các bạn hãy tìm hiểu kiếm tiền Google Adsense, Youtube hoặc Affiliate Marketing – đây là các hướng kiếm tiền online bền vững, hiệu quả. Cuối cùng, nếu bạn đọc xong bài viết này mà chưa rõ lắm, thì lời khuyên của mình là “hãy tiếp tục Google Search” ???
Bài hơi dài nên anh chị đọc mà có việc thì lưu lại rồi đọc tiếp nhé
0 Nhận xét